Chọn sim phong thủy hợp mệnh, sim phong thủy hợp tuôi

NHỮNG ĐIỀU KỲ BÍ TRONG THẾ GIỚI TÂM LINH (1)

NHỮNG ĐIỀU KỲ BÍ TRONG THẾ GIỚI TÂM LINH

 TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

 (LINGA & YONI)

 – PhongThuySim.Vn

 Lễ hội dân gian hay tín ngưỡng thờ cúng, đều mang nội dung của việc giao thoa giữa văn hóa truyền thống và sự sùng bái thần linh.

 Có rất nhiều lễ hội theo tín ngưỡng dân gian tại nước ta, tại các nước châu Á hay trên thế giới, có những lễ hội được thấy mang đầy tính huyền bí, nếu không nói là mê tín dị đoan, như tín ngưỡng thờ Mẫu mỗi khi người mộ đạo “lên đồng” cầu Thần nhập xác, nhưng đến nay “lên đồng” đang được những nhà nghiên cứu về “văn hóa tâm linh” nhận xét, đây là nét văn hóa dân tộc truyền thống, phi vật thể, thể hiện vào đời sống tâm linh của những người sùng đạo.

Vì thế chúng tôi muốn giới thiệu những hình thức sùng bái khác, đầy tính huyền bí, từ trong nước ra đến nước ngoài, nay đã thành tập quán không thể chối bỏ, vì hàng năm người ta tổ chức thành những lễ hội đầy màu sắc và sắc thái dân gian, được đông đảo mọi người đến tham dự hoặc hành hương.(xem so dien thoai)

1/- TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

Việc sinh sản được mọi người trên thế giới xem như nhiệm vụ tối quan trọng trong một đời người, ai không có con cái tức người đó sẽ tuyệt tự và đôi khi bị gán tội “bất hiếu” với liệt tổ liệt tông, và mang tiếng thị phi cho là, do kiếp trước có quá nhiều con rơi con rớt không chịu cưu mang chúng, nên đã tạo ra nghiệp chướng, dẫn đến kiếp này phải trả giá (?!).

Vì vậy có việc sùng bái sinh sản tức tín ngưỡng phồn thực, thờ “sinh thực khí”. Việc sùng bái này đã có từ khi loài người mới xuất hiện, lúc đó trong tư duy mọi người chỉ muốn vạn vật như cây cối, lương thực và con người có sự nảy nở và sinh tồn mãi mãi.

Dấu vết của tín ngưỡng phồn thực, thờ sinh thực khí tức thờ biểu tượng Âm Dương của nam nữ, như cặp Linga và Yôni hay nhảy múa trước vật Nõ Nường, với hình thức cái chày vồ và cái mo cau… đã nói lên điều đó. Thực ra, người Việt chúng ta không xa lạ gì với việc thờ, rước sinh thực khí. Theo ông Nguyễn Minh San viết trong cuôn Những thân nữ danh tiêng… đã phân tích : 

- “Việc thờ cúng có từ rất sớm, từ thời đại đồ đồng cách nay khoảng 4.000 năm, khi nông nghiệp trồng lúa ở nước ta đã khá phát triển. Nhưng thuở đó con người còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sức sản xuất hạn chế, dân số chưa đông, tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” còn phổ biến. Lại thêm tình hình đất nước bị chiến tranh giặc giã (NV : từ năm 111 Tcn – đã bị nhà Hán đô hộ, và kéo dài cả ngàn năm), đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng. Vì vậy ước vọng cháy bỏng ngàn đời của người xưa là được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống.(phong thuy sim)

“Ước vọng phồn thực của ông cha ta thể hiện phổ biến nhất trong các hội hè đình đám, ở nhiều vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Tương tự như cách gọi Linga và Yôni ở những vùng khác, vùng Bắc bộ có hai thứ “nõ nường” chỉ sinh thực khí nam nữ, được tượng trưng bằng một chiếc chày bằng gỗ vông và một chiếc mo cau. Chiếc chày tượng trưng cho dương vật; còn chiếc mo cau tượng trưng cho âm vật (có khi được cắt như hình âm vật)”.

Cho nên người ta chưa biết phải xếp hạng việc thờ cúng sinh thực khí là chánh hay tà, vì quan niệm đánh giá việc thờ cúng này chưa được nhất quán trong giới nghiên cứu về văn hóa tâm linh.

A/- LINGA VÀ YÔNI

Dân tộc Champa (còn gọi người Chăm hay Chàm) sống rất đông ở các tỉnh miền Trung, chạy dài từ Quảng Bình xuống đến Bình Thuận.

Người Chăm thường tổ chức lễ hội cầu yên, có tên Raja Prông, nhằm tống tiễn những cái xấu xa tội lỗi năm cũ, xin sự may mắn cho mọi nhà, trong đó có lễ “cầu con”.

Để tiến hành lễ hội, người Chăm (Chăm Ni theo đạo Hồi, còn Chàm Chăm theo đạo Bà La Môn) đóng góp tiền gạo rồi dựng rạp bằng lá buông, cửa rạp nhìn về hướng tây phía trước là một sân rộng.(xem sim phong thuy)

Chủ tế cho buổi lễ cầu yên là một ông thầy điều khiển dàn nhạc, tay vỗ trống miệng vừa hát vừa khấn thần, chủ tế được gọi bằng Pô M’Duôn, và một bà đồng bóng được gọi là mụ M’yâu. Cả hai ăn mặc diêm dúa, nhiều màu sắc trên thân người, có lẽ để thu hút sự chú ý của thần linh.

Buổi lễ bắt đầu vào lúc trời vừa tối, các thầy Po Chan (tăng lữ Chăm-Ni) đến cầu kinh trong rạp, rồi mời các vị thần linh về dùng lễ vật do dân chúng dâng lên, mỗi thần có một mâm riêng gồm cơm, rượu, bánh, trái… theo lời cầu khấn với vị thần nào mà bưng mâm của vị thần ấy đặt trước mặt thầy Po Chan.

Sau lễ cơm thần, các thầy Po Chan Chăm Ni ra về. Sau đó các tăng lữ Bà La Môn đến điều khiển tiêp lễ hội, vào khoảng giữa đêm.

Các tăng lữ Bà La Môn đốt một đám lửa trước sân rạp để cầu khấn, rồi nhảy múa quanh nó; lúc đó Pô M’Duôn tay mới vỗ trống, miệng ê a bài hát kể sự tích các vị thần linh, mỗi thần có một bài hát riêng, như thần Ánh Sáng (Pô Chabya), Thần Trai (Pô Đăm), Thần Gái (Pô Đra), Thần Siva, Thần Vitnu, Pô Klong Krai, Pô Rome… Khi kết thúc đêm thứ nhất là cuộc lễ mời rượu các vị thần linh.(y nghia so dien thoai)

Tối thứ hai là một ngày hội vui, người ta dựng một cây đu, mụ M’yâu ngồi lên cây đu và ông Pô M’Duôn đi xung quanh vừa hát vừa vỗ trống, sau đó một người đàn ông hay thanh niên tay cầm chày, lưng đeo giỏ vừa múa hát vừa đánh chày cho đến khuya.

Người đàn ông tay cầm cây Linga (tức cây chày sinh thực khí, một vật thuộc giống đực, còn Yôni thuộc giống cái) múa hát, rồi dắt Linga trước bụng hoặc cạnh sườn, tay làm điệu bộ bật lên bật xuống theo động tác mời gọi, đi vòng quanh sân.

Khi đó trong rạp mụ M’yâu tay cầm Yôni bước ra sân, cũng vừa múa vừa hát cầu nguyện, đoạn cho hai thứ va chạm vào nhau mấy lần. Đoạn hai người đặt hai thứ Linga và Yôni lên mâm có phủ vải đỏ mang vào để trong rạp, sáng hôm sau có người mang đi bỏ ở những gò cao hay gò mối trong làng.

Theo quan niệm người Chăm, những chỗ gò này là nơi trú ngụ của các hồn ma hay gây bệnh tật cho con người không sinh nở được, bỏ Linga và Yôni ở đó sẽ làm chúng sợ hãi mà bỏ đi khỏi làng, mọi người mới có thể sinh ra con cái.

Tối thứ ba gọi là tối thả thuyền (Palao hó). Người ta kết những chiếc thuyền bằng bẹ chuối để sẵn trong rạp, quanh thuyền cắm cờ kết lá buông làm hình chim muông, thú vật, hình tam giác. Pô M’Duôn đến cầu khấn cho thôn xóm bình an xong, kết thúc buổi lễ bằng cuộc thả thuyền tống tiễn.(xem phong thuy sim)

Múa hát âm dương mang tín ngưỡng phồn thực nói trên, thường thấy trong các lễ hội của người Chăm tại tỉnh Ninh Thuận (Bình Nghĩa – Ninh Hải), có khi họ không nhảy múa một đôi giữa một nam một nữ, mà chỉ một người múa với hai thứ sinh thực khí trong tay, khi múa nghệ nhân để người trần, thân quấn sà-rông; động tác múa sôi động lúc đưa mông hẩy hay lúc lắc thân người, chủ yếu biểu hiện cầu xin cho dân làng sinh sôi nảy nở.

B/- NÕ – NƯỜNG

Trong tục múa “nõ nường” tại huyện Lạp Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, việc thờ cúng sinh thực khí khi múa “nõ nường” được biểu hiện như sau, khi đó ở giữa đình có một nam một nữ tuổi thanh xuân đứng hai bên bàn hương án, cùng vị chủ tế đứng giữa hai người để điều khiển. Người thanh niên tay cầm cái chày gỗ còn cô thiếu nữ tay cầm một mo cau.

Khi vị chủ tế cúng tế trình Thần Thánh xong, cho phép anh thanh niên hỏi thiếu nữ : – “Cái sự làm sao ?” Cô thiếu nữ liền đáp : – “Cái sự là vầy”.

Nói xong hai người đưa ra hai vật chày và mo cau cho đụng vào nhau ba lần, nếu cái chày trúng đích thì năm đó cả làng sẽ sinh được nhiều con và làm ăn thịnh vượng phát tài.

Làng Đồng Kỵ, Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc trong lễ rước sinh thực khí cũng có điệu múa “nõ nường” như thế, mô phỏng động tác giao hợp do một vị trưởng lão trong làng thực hiện. Ở một số làng sau khi cúng bái thần linh, biểu hiện tín ngưỡng phồn thực xong, hai thứ sinh thực khí được tung ra cho dân chúng cướp lấy đem về “cầu tự”. Tại Sơn Đông, Hà Tây cũng có tục múa mo tương tự.(phong thuy so dien thoai)

C/- NHỮNG HIỆN VẬT

THỜ CÚNG SINH THỰC KHÍ

Ở miếu Bà Chúa Xứ tại núi Sam, Châu Đốc; ở điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu tức Bà Đen, trên núi Điện Bà tỉnh Tây Ninh, mỗi nơi đang thờ một cây Linga.

Riêng cây Linga ở miếu Bà Chúa Xứ đặt trên bàn thờ ngang với bệ Bà, nằm bên phải. Cây Linga này bằng đá xám, cao trên 70cm, đường kính trên 40cm, phần thân có 8 cạnh, đầu tròn và nhẵn. Người hành hương nói bàn thờ trên là bàn thờ Cậu.

Còn trên đỉnh núi Sam có bệ đá xanh vốn dùng đặt tượng Bà (trước khi người dân Châu Đốc thỉnh tượng Bà xuống ngự tại ngôi miếu bây giờ). Bệ đá có một lỗ hình vuông, trùng khớp nhau về gu ngỗng, tức Yôni đồng bộ với cây Linga đang thờ tại miếu.

Còn tại điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu tức Bà Đen, khách hành hương nhìn thấy bên hang điện còn có 2 miếu nhỏ thờ Ông Tà, thờ một hòn đá hình trụ cao gần năm tấc, đường kính khoảng một tấc, như cây Linga thờ ở miếu Bà Chúa Xứ, trên phiến đá thờ Ông Tà được trùm một tấm vải điều đỏ.

Về lai lịch của hòn đá dài này không ai rõ, nhưng khi biết tên gọi hòn đá là Ông Tà, mọi người ngầm hiểu hòn đá được thờ là sinh thực khí thuộc dương, trong tín ngưỡng phồn thực.(xem phong thuy so dien thoai)

Ở chùa Dạm tại Hà Bắc, có một cây cột đá có niên đại vào thế kỷ XII, cũng là biểu tượng của Linga-mukha. Và một bằng chứng khác cho thấy, tín ngưỡng phồn thực đã tồn tại từ lâu đời tại nước ta. Cụ thể trên thạp đồng Đào Thịnh, nghệ nhân xưa đã tạc 4 khối tượng nam nữ đang giao hoan nằm nổi bật ở những vị trí quan trọng trên nắp thạp.

Hình ảnh của tượng đôi nam nữ nằm lên nhau, người đàn bà ở dưới cởi trần, lồi ngực, tấm vải làm váy chỉ quấn che một đoạn, để lộ đôi chân dài duỗi thẳng, còn hai tay ôm đỡ lấy người đàn ông, tượng khắc cho thấy rõ cả phần dương vật theo lối đặc tả cảnh ân ái.

Bà chúa ngựa

Còn tại Đông Anh ngoại thành Hà Nội, có miếu thờ Bà Chúa Ngựa, tương truyền miếu lập ra theo một truyền thuyết có xuất xứ từ bên Trung Hoa, cũng mang hình ảnh thờ sinh thực khí.

Tương truyền có một gia đình, người chồng gầy ốm và bất lực trước một bà vợ tuổi đang xuân, nhưng chây lười chỉ thích hưởng lạc. Do người chồng cung không đủ cầu những đòi hỏi của vợ, nên bà ta đêm nào cũng bắt những thanh niên trai tráng là gia nhân trong nhà phải vào ngủ với bà ta, đến nỗi bọn thanh niên phải sợ hãi bà ta mà bỏ đi trốn.(sim hop tuoi)

Cuối cùng để thỏa mãn đòi hỏi, bà vợ cho người làm một con ngựa cái rỗng ruột, tô điểm như con ngựa thật. Đến đêm bà ta chui vào ruột ngựa năm, rôi cho người dăt ngựa đực đên. Nhưng bà vợ không biết giống ngựa đực khi gieo giống sẽ hung hãn ra sao, nên sau mấy bận động đực khiến bà ta kêu rú lên, rồi nằm chết luôn trong bụng con ngựa giả.

Sau khi chết, đêm nào bà cũng hiện hồn về gặp các trai làng năn nỉ : “anh ngủ với tôi, tôi cho nén vàng”, khiến bọn đàn ông con trai trong làng tiếp tục bỏ đi không dám quay về.

Để khỏi bị “yêu nữ” quấy nhiễu, dân trong làng mới lập miếu thờ bà ta. Đến ngày giỗ người ta chẻ tre đan thành một con ngựa cái để đem cúng, khi tế lễ vị chánh tế tay cầm một cái dùi gỗ đâm vào phía sau con ngựa giả theo nhịp trống. Miệng nói ba lần “Cái sự làm sao ? Cái sự thế này !…” Nhờ thế mà bà ta không về trêu ghẹo bọn đàn ông con trai nữa.

Miếu thờ đầu tiên được gọi “Miếu bà Ngựa”, nhưng về sau thấy bà linh thiêng nên mọi người tôn kính gọi bằng “Miếu bà Chúa Ngựa”.(sim phong thủy)

 

 


21 Tháng 11 năm 2024 (Dương lịch)

21

10-2024. Ngày hoàng đạo

Giờ hoàng đạo :Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi

Xem bói số điện thoại

Sim bạn đang dùng có mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho bạn không? Thử xem "Thầy phong thủy" nói gì về bạn nhé.

Bói tình duyên

Đoạn văn nói về tình yêu



Sim hợp mệnh