Chọn sim phong thủy hợp mệnh, sim phong thủy hợp tuôi
Miếu “Bà Chúa Xứ” ở núi Sam - Châu Đốc (1)
Quần thể
“Năm non Bảy núi”
THẤT SƠN
MIẾU BÀ CHÚA XỨ
núi Sam – Châu Đốc
- PhongThuySim.Vn (bài 1)
Trong các tỉnh miền Tây thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở tỉnh An Giang người ta tìm thấy nhiều di tích về nền văn hóa Óc Eo như tại Ba Thê thuộc huyện Thoại Sơn, cách thành phố Long Xuyên 30 km; nơi đây có ngôi thành cổ nằm bên một cảng biển xưa đã bị chìm dưới lòng đất.
Phát hiện này vào những năm 40 thế kỷ trước, cho thấy nền văn minh đô thị đã có trước công nguyên tại tỉnh An Giang, cũng như hiện nay tỉnh còn được mọi người biết qua dãy Thất Sơn huyền bí cùng miếu Bà Chúa Xứ.
QUẦN THỂ THẤT SƠN HUYỀN BÍ
Nói đến Thất Sơn mọi người đều sẽ có ấn tượng, bởi nơi đây đầy những sự huyền hoặc và kỳ bí, vì gần hai trăm năm nay vùng Thất Sơn đã có nhiều chuyện truyền kỳ lẫn những lời đồn đại, và điều này khiến mọi người mang tính hiếu kỳ luôn luôn tìm đến với dãy Thất Sơn để tìm hiểu.(xem so dien thoai theo phong thuy)
Thực tế quần thể Thất Sơn không chỉ có bảy ngọn núi mà có đến mười hai ngọn. Chúng kết hợp thành một dãy núi nằm về phía tây bắc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang bây giờ, vì thế mà mọi người còn gọi vùng Thất Sơn là “Năm Non Bảy Núi” để cho thấy dãy núi vẫn có đủ 12 ngọn khác nhau.
Theo địa dư triều đình nhà Nguyễn viết, vùng Thất Sơn có đến 12 ngọn núi, chính Tổng Đốc thành An Giang thời đó đã đặt cho cho các tên núi là : Tà Chiến, Trà Nghịch, Tượng, Thốt, Cà Âm, Năm Sư, Khẻ Lập, Ba Xoáy, Ngất Sung, Nam Vi, Đoài Tôn và Chơn Sum.
Sau này theo thói quen, người dân chỉ gọi có bảy núi chính gồm : Trà Sư, Két, Đài, Tượng, Bà Đội Om, Ông Tô và Cấm Sơn, vì núi Cấm bao gồm những ngọn Ba Xoáy, Ngất Sung, Chơn Sum, Nam Vi và Đoài Tôn, bởi chúng liên kết với nhau. Sở dĩ những ngọn núi này có những tên kể trên, do mọi người căn cứ theo hình dạng của mỏi ngọn mà đặt tên cho dễ kêu, dễ nhớ.
Về tên Bảy Núi (Thất Sơn) như đã giải thích, còn Năm Non là gì ? Theo các vị kỳ lão trong vùng kể lại, cách đây gần hai trăm năm :
- NÚI CẤM (Cấm Sơn) : một trong bảy núi có tiếng là linh thiêng nhất, nơi tập trung các vị chân tu và đạo sĩ. Bởi lẽ Cấm Sơn thời gian trước thế kỷ 19 còn rất hiểm trở, rừng già mịt mù u tịch, thú dữ xê dịch từng đàn và quanh núi có năm vồ (gò) cao đặc biệt, mỏi vồ mang một tên riêng như :
- VỒ BỒ HÔNG : nằm ở hướng tây. Theo lời truyền khẩu từ nhiều đời, trước khi mới phát hiện ra vồ này thì loài Bồ Hông (bò rừng cao lớn hơn bò nhà) sinh sống ở đây rất đông, nên mọi người mới đặt tên là vồ Bồ Hông.
- VỒ ĐẦU : nằm về hướng tây bắc, đi theo ngã chợ Thum Chưn lên, có lẽ lúc mới lên núi thấy ngay vồ này trước mắt, nên được đặt là Vồ Đầu là vậy.
- VỒ BÀ : người Việt gốc Khmer thường gọi vồ là Phụm Barech, trước đây thờ bà Chúa Xứ, nằm về hướng nam.(so dien thoai phong thuy)
- VỒ ÔNG BƯỚM : nằm phía bắc Cấm Sơn. Ngày xưa người ta thấy mỏi buổi sáng tinh sương, từ trong hang đá có một bầy bướm khồng lồ bay ra như một đám mây bay vào vùng rừng rậm.
Không biết đàn bướm ấy bay đến đâu nhưng chiều tối thì chúng lại bay trở về hang đá ấy. Dân đi rừng tìm củi thấy vậy nên tò mò tụ đến xem làm xôn xao cả vồ, khiến đàn bướm bay đi mãi không về hang động này nữa. Vì lẽ đó mà người ta đặt tên là Vồ Ông Bướm hay còn gọi là Điện Bướm.
- VỒ THIÊN TUẾ : vồ cuối cùng nằm ở phía đông, người Khmer gọi vồ là Phụm Pra Péal, nơi đây có rất nhiều cây thiên tuế, có cây sống trên vài trăm năm rất to lớn xum xuê.
Còn thời nhà Nguyễn tên năm vồ này là Ngất Sung, Ba Xoáy, Nam Vị, Đoài Tôn, Chơn Sum.
Núi Cấm chỉ cao trên 780 mét, còn chiều dài đến gần 7,5 km và rộng 6,5 km, nằm giữa 4 thôn Vĩnh Trung, Thuyết Nạp (tổng thành Ý, huyện Tịnh Biên), Nam Qui (tổng thành Lễ) và Châu Lang (Long Thành Ngãi, huyện Tri Tôn) núi nằm giữa 2 núi Bà Đội Om và núi Đài.
Theo giả thuyết, tên núi Cấm (Cấm Sơn) được mọi người hiểu như sau :
- Nhiều người cho rằng, núi này vào thế kỷ 19 có tên Thiên Cẩm Sơn (tức Gấm Nhà Trời), còn dân làng mộc mạc đọc trại theo giọng địa phương là Thiên Cấm Sơn (tức Trời Cấm Vào Núi). Sau đọc gọn chỉ còn Cấm Sơn.
- Còn những người sống vào thời kỳ Nguyễn Ánh – Tây Sơn cho biết : khi chúa Nguyễn Ánh bôn tẩu tránh quân Tây Sơn vào núi ẩn mình, Chúa Nguyễn đã cấm dân lên núi nên dân chúng gọi là núi Cấm.
Giả thuyết nào cũng có cái lý đúng, nhưng chắc chắn tên núi Cấm có từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay.(xem tu vi so dien thoai)
CHÙA TÂY AN
Khi nói đến Thất Sơn là nói đến dãy núi nằm sát biên giới nước Campuchia, và không ai không biết đến núi Sam (trước đây tên Vồ Bà), núi cao chừng 250m, nơi có chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ nằm trên một trục đường chính, và có những liên hệ gắn liền nhau. Hằng năm vào ngày 24 tháng 4 ÂL là ngày vía Bà Chúa Xứ.
Ở núi Sam còn có tháp Phái và chùa Phước Điền, tạo nên một quần thể di tích văn hóa, tín ngưỡng thờ Phật và Thần của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Tây An trên đường đi đến miếu Bà Chúa Xứ, có nhiều điển tích, và có nhiều cách giải thích ai đã xây dựng chùa. Những điển tích đó như sau :
- Thoại Ngọc Hầu vâng lệnh vua Minh Mạng và Quan Tổng trấn Gia Định thành tức Tả quân Lê Văn Duyệt, qua Cao Miên “bảo hộ đất trấn Tây”. Ở quê nhà, vợ ông là bà Châu Thị Tế đêm ngày lo sợ chồng chết trận, lại là người mộ đạo sùng bái thần linh, bà van vái Trời Phật Thánh Thần gia hộ cho ông sớm được bình an trở về. Nếu lời cầu xin được như ý, bà sẽ lập chùa thờ Phật để tạ ơn.
Khi Thoại Ngọc Hầu từ trấn Tây (Cao Miên) bình an trở về, bà kể lại lời cầu khấn, ông liền cho xây chùa lấy tên Tây An Tự (ngôi chùa từ trấn Tây bình an trở về). Sau đó cho lính sang Cao Miên chở cốt Phật về thờ, theo truyền thuyết thì cốt tượng Phật này do vua Cao Miên tặng Thoại Ngọc Hầu vì ông có công dẹp yên giặc Xiêm La.(sim phong thủy)
Nhưng ông lo ngại việc tự ý xây chùa và đem cốt Phật từ đất Miên về thờ sẽ thấu đến triều đình. Sợ vua không phong sắc mà còn bị quở phạt, nên đặt thành tên miếu Bà Chúa Xứ để tránh phiền phức.
Thực tế tại vùng kinh Vĩnh Tế lúc ấy có cả chùa Tây An và cả miếu Bà Chúa Xứ, như vậy Thoại Ngọc Hầu xây dựng chùa Tây An hay xây dựng miếu Bà đang còn được mọi người tìm hiểu ?!
Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, vùng này trong thời gian Thoại Ngọc Hầu trấn đóng đã có chùa Thụy Sơn ở địa hạt Thụy Sơn, và chùa Tây An ở địa hạt Vĩnh Tế, không ghi có miếu Bà Chúa Xứ, mặc dù từ chùa Tây An đến miếu Bà không xa chỉ trên một đoạn đường ngắn. Phải chăng vào đời vua Tự Đức (1848 – 1883), miếu Bà chưa hình thành hoặc miếu còn quá nhỏ nên không được ghi vào sách ?
Nên trong thời gian Thoại Ngọc Hầu trấn nhậm vùng Châu Đốc vào thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), tương truyền cho rằng ông đã dựng lên chùa Tây An là đúng.
Nhưng có một tích khác lại quả quyết, Thoại Ngọc Hầu không xây dựng chùa Tây An mà ông dựng đền thờ Lễ Công ở hạt Châu Phú để thờ Thống suất chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Còn chùa Tây An do Tổng đốc Doãn Uẩn xây dựng năm 1847, tức 18 năm sau khi Thoại Ngọc Hầu qua đời.
Cũng có thể nói, chùa Tây An do chính Thoại Ngọc Hầu xây dựng vào những năm 1820 – 1825, lúc đó nơi đây đã có miếu Bà bên đường, nên ông mượn tên miếu Bà để tránh tội. Sau này vào năm 1847, Tổng đốc Doãn Uẩn mới trùng tu lại chùa Tây An lớn như ngày nay.(sim hop tuoi)
LĂNG THOẠI NGỌC HẦU
Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1762-1829), quê huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, người có công đóng góp nhiều vào triều đình nhà Nguyễn đời Gia Long. Năm 1818, ông có công tổ chức đào kinh Đông Xuyên, còn gọi là kinh Thoại Hà.
Năm 1819 lại tổ chức dân chúng đào kinh Vĩnh Tế, nhưng ông chỉ đào được 3 năm thì ngừng, do dân phu đau ốm và chết quá nhiều, sau đó Tả quân Lê Văn Duyệt giao lại cho Trương Tấn Bửu đến đào tiếp.
Sau khi Thoại Ngọc Hầu qua đời, ông được truy tặng hàm Đô Đốc tước Ngọc Hầu, nên sách sử ghi là Đô thống Thoại Ngọc Hầu, có lăng tẩm đặt trên núi Sam, và gần như đối diện với miếu Bà Chúa Xứ.
Vào dịp lễ vía Bà hằng năm, chiều 24 tháng 4 ÂL, từ bên miếu Bà Chúa Xứ, Ban Quản Trị miếu Bà mặc lễ phục chỉnh tề sang Lăng thỉnh sắc ông qua Miếu dự lễ hội.
Đoàn thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu rất trang nghiêm, có lân dẫn đường rồi đến các vị chức sắc trong miếu Bà, các kỳ lão địa phương.(y nghia so dien thoai)
Đi sau các học trò lễ sắp thành hai hàng dọc, tay cầm cờ, cầm phướn đi hầu trước và sau Long đình, có lọng phủ do bốn người khiêng. Khi vào trong lăng, mọi người dâng hoa niệm hương tế lễ rồi thỉnh bốn bài vị lên Long đình rước về miếu Bà. Bốn bài vị gồm :
- Bài vị Đô thống Thoại Ngọc Hầu
- Bên trái bài vị bà chánh phẩm Châu Thị Tế
- Bên phải bài vị bà nhị phẩm Trương Thị Miệt
- Cuối cùng là bài vị các Công đồng
Khi thỉnh sắc về đến miếu Bà, các bài vị trên được an vị tại ngay chánh điện. Và ở đấy suốt thời gian tổ chức lễ vía Bà Chúa Xứ diễn ra.
Đến chiều ngày 27 tháng 4 ÂL như lúc thỉnh, các hương chức, các kỳ lão, học trò lễ vẫn cờ, phướn, Long đình tề tựu đưa sắc và các bài vị trở về Lăng Đô thống.(phong thuy sim)
PhongThuySim.Vn
Sim hợp mệnh