Chọn sim phong thủy hợp mệnh, sim phong thủy hợp tuôi

Rượu trị bách bệnh theo dân gian (2)-phongthuysim.vn

TOA RƯỢU

 

MINH MẠNG

VÀ HẠNH PHÚC

LỨA ĐÔI

- PhongThuySim.Vn

Rượu này trở thành một đặc sản của Việt Nam. Cái gì thuộc về vua chúa thời nhà Nguyễn thường được xưng tụng, trong đó có toa thuốc của Vua Minh Mạng. Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép được. Trong sách “Nguyễn triều cố sự” có chép ra hai bài thuốc ngâm rượu của vua Minh Mạng như sau (theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm) :

Bài 1 –  “Nhất dạ ngũ giao” :

Thành phần : 1- Nhục thung dung 12g, 2- Táo nhân 8g, 3- Xuyên Qui 20g, 4- Cốt toái bổ 8g, 5- Cam cúc hoa 12 g, 6- Xuyên ngưu tất 8g, 7- Nhị Hồng sâm 20g, 8- Chích kỳ 8g, 9- Sanh địa 12g, 10 -Thạch hộc 12g, 11- Xuyên khung 12g, 12- Xuyên tục đoạn 8g, 13- Xuyên Đỗ trọng 8g, 14- Quảng bì 8g, 15- Cam Kỷ tử 20g, 16- Đảng sâm 10g, 17- Thục địa 20g, 18 – Đan sâm 12g, 19- Đại táo 10 quả, 20- Đường phèn 300 g

Toa này có người nói là « Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử » nghĩa là có một lần làm thụ thai… song sinh!!(so dien thoai phong thuy)

Cách ngâm : Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. Ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.

Bài 2  « Nhất dạ lục giao »

Thành phần : 1-Thục địa 40g, 2- Đào nhân 20g, 3-Sa sâm 20g, 4- Bạch truật 12g, 5- Vân qui 12g, 6- Phòng phong 12g, 7- Bạch thược12g, 8- Trần bì 12g, 9-Xuyên khung 12g, 10- Cam thảo 12g, 11- Thục linh 12g, 12- Nhục thung dung 12g, 13- Tần giao 8g, 14-Tục đoạn 8g, 15- Mộc qua 8g, 16- Kỷ tử 20g, 17-Thường truật 8g, 18-Độc hoạt 8g, 19- Đỗ trọng 8g, 20- Đại hồi 4g, 21- Nhục quế 4g, 22- Cát tâm sâm 20g, 23- Cúc hoa 12g, 24- Đại táo 10 quả.

Cách ngâm : 24 vị  thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày.  Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp.(xem so dien thoai theo phong thuy)

Chủ trị : Cả hai bài rượu Minh Mạng trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.

Lưu ý trong hai bài thuốc trên, về cân lượng người ta dùng đơn vị Gramme (g). Ngày xưa ở Trung Hoa dùng cân (chin), lượng (liang), phân (fen). Nhưng bây giờ người ta dùng những hệ thống khác nhau về cân lượng, như 16 lượng, 12 lượng, 10 lượng; thậm chí ở các vùng quê, người dân còn dùng hệ thống 18 lượng, 20 lượng và 24 lượng.

Những ấn định về đo lường trong nhiều triều đại đã làm cho vấn đề cực kỳ trở nên phức tạp. Kể từ năm 1979, các miền Hoa lục đã chuyển theo hệ thống thập phân (metric system) thay vì hệ thống cân lượng đã nói, nên trong nhiều sách thuốc in tại lục địa (khác với sách Hong Kong, Đài Loan), hệ thống trọng lượng được thống nhất như sau, để dễ bề tính toán :

1 lượng = 30 g (hiện nay chính xác hơn là 31 .25 g); 1 tiền = 3g; 1 phân = 0,3g

Vậy về phân lượng trong  2 toa thuốc Minh Mạng trên, không rõ lương y chúng ta dựa vào toa nguyên gốc mà đổi ra gờ-ram hay phỏng chừng đổi theo cách thực dụng cho tiện việc cân khi mua thuốc.

Trong toa “Nhất dạ ngũ giao”, những vị thuốc bắt buộc phải kén chọn theo nguồn gốc sản xuất, vì các tên thuốc có kèm tên vùng thổ sản như Tứ Xuyên, Cam túc, vùng Lưỡng Quảng, ví dụ chẳng hạn như phải đòi hỏi thuốc từ Tứ Xuyên như Đương Qui, Ngưu Tất, Tục đoạn, Đỗ trọng, Xuyên khung. Trong khi trong toa “Nhất nhật lục giao”, chỉ có Vân Qui và Xuyên Khung là gốc Vân Nam và Tứ Xuyên, còn những vị Tục đoạn, Đỗ trọng, Kỷ tử thì không nói rõ ở đâu

Hai điều nói trên đây rất quan trọng, là phân lượng những thành phần kê ra trong một toa thuốc Bắc phải dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân như thể chất yếu hay khỏe, bịnh trạng nặng hay nhẹ, bệnh tình mới hay đã lâu. Thành ra hai bài thuốc kê trên không phải là loại toa rượu đã định chuẩn.(xem sim phong thủy hợp tuổi)

Do đó, với tư cách người viết dù có vô tư nhưng cũng rất thận trọng về ý thức trách nhiệm.

Một điều khác nữa, muốn nêu ra về công hiệu của những ngự tửu. Như trường hợp của rượu Minh Mạng với những tên “Nhất dạ ngũ giao” hay “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” có tính cách khoa trương huyền thoại  chăng ?

Chúng ta hãy thử duyệt lại số con cái của vua chúa nhà Nguyễn :

Chín đời chúa là :

- Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) có 12 con: 10 trai và 2 gái

- Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1563- 1635) có 15 con: 11 trai và 4 gái

- Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601 – 1648) có 4 con: 3 trai và 1 gái

- Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620 – 1687) có 9 con: 6 trai và 3 gái.

- Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1650 – 1691) có 10 con: 5 trai và 5 gái

- Chúa Minh vương (Quốc chúa) Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) có 42 con : 38 trai và 4 gái (theo nhiều sử ghi có đến 146 con ! Nhưng theo Richard Orband trong Les tombeaux des Nguyễn (1914) và Nguyễn Phúc tộc thế phả (1995) thì chỉ ghi có 42 con)

- Chúa Ninh vương Nguyễn Phúc Thụ ( 1697 – 1738) có 9 con: 3 trai và 6 gái

- Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ( 1714 – 1765) có 30 con: 18 trai và 12 gái

- Chúa  Định vương Nguyễn Phúc Thuần ( 1753 – 1777) có một gái

Mười ba đời vua là :

- Gia long (1762 – 1819) có 31 con :13 trai và 18 gái

- Minh Mạng (1791 – 1840) có 142 con: 78 trai và 64 gái

- Thiệu trị (1807 – 1847) có 64 con: 29 trai và 35gái

- Tự Đức (1829 – 1883) không có con tuy nhiều vợ

- Dục Đức (1853- 1883) có 19 con: 11 trai và 8 con gái, chết vì bị giam đói

- Hiệp Hòa (1847 – 1883) có 17 con: 11 trai và 6 gái, chết vì bị ép uống thuốc độc

- Kiến Phúc (1869 – 1884) chưa có vợ con, chết bí mật

- Hàm Nghi (1871- 1943) một vợ, có 3 con: 1 trai và 2 gái

- Đồng Khánh (1864 – 1889) có 5 vợ, 10 con: 6 trai và 4 gái

- Thành Thái (1878 – 1954) nhiều vợ, có 45 con: 19 trai và 26 gái (Vua Thành Thái là một người phát dục rất sớm. Số con của ông còn rơi rớt rất nhiều mà thế phả nhà Nguyễn chưa kiểm tra được. Cung tần chưa đủ cho ngài gần gũi mà còn muốn vi hành ra ngoài nên mới có câu : Kim luông con gái mỹ miều /, Trẫm thương, trẫm nhớ trẫm liều, trẫm đi !)

- Duy Tân (1900 – 1945) có 2 đời vợ , có  3 trai và 2 gái

- Khải Định (1885 – 1925) có 1 trai

- Bảo Đại (1913 – 1997) có 5 con: 2 trai và 3 gái (tra sim phong thuy)

Duyệt qua danh sách trên, ta thấy có hai đỉnh cao về con số đông con :

- Đỉnh cao thứ nhất trong đời các chúa có Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ứng vào giai đoạn mà Chúa Nguyễn ở phía Nam (đàng trong) tuyên bố xác định vương quyền độc lập chống  lại vua Lê chúa Trịnh xứ Bắc (đàng ngoài) bằng việc dùng vương ấn và lập kinh đô ở Thuận Hóa.

- Đỉnh cao thứ hai trong đời các vua với vua Minh Mạng ứng với giai đoạn tuyên xưng đế quyền, tuyệt đối với sự ban bố bài Đế Hệ thi 20 chữ trong tham vọng con cháu của ông sẽ làm vua trong 20 đời nữa.

Chính ý niệm  xác định Vương quyền và Đế quyền phải chăng tạo ra nhu cầu sinh sản nhiều tử tức hậu duệ ?! Và “bộ máy đẻ” của nhà Nguyễn là hệ thống cung tần mỹ nữ. Đời Võ vương, vợ lớn nhỏ của chúa không gọi là Chánh hay Thứ phu nhân như bá tính mà đổi ra gọi vợ cả là Tả hành lang và vợ thứ là Hữu hành lang, con cái đẻ ra sợ chuyện ma quỉ bắt (nạn hữu sanh vô dưỡng ) nên Chúa mới đặt ra tục gọi cáccon trai là Mệ, Mụ.

Trong cung cấm nhà Nguyễn, có chín bậc gọi các bà vợ vua từ cao đến thấp gọi là Cửu giai (là : Nhất giai Phi, Nhị giai Phi, Tam giai Tân, Tứ giai Tân, Ngũ giai Tiếp , Lục giai Tiếp Dư, Thấp giai Quý Nhân, Bát giai Mỹ Nhân, Cửu giai Tài Nhân. Người cuối là Cửu giai Tài Nhân có nghĩa  là chưa vô ngạch mà chỉ chuẩn bị còn đang xem xét, chưa thể là một phi cung. Trong thế phả Nguyễn Phúc tộc, một bà tên Cung Nga có lẽ là cung nữ chưa vô ngạch Cửu giai ! phong thuy sim

Vua nhà Nguyễn không phong vợ lớn là Hoàng Hậu (trừ vua Bảo Đại sau này), vì sợ nạn quốc thích chuyên quyền như các triều Lý, Trần, tước hiệu Hoàng Hậu chỉ phong sau khi chết.

Chính vì hệ thống phi tần mỹ nữ đã làm cho những ông ngự y phải tìm những thang thuốc bổ thận cho vua chúa và những toa thuốc dưỡng thai cho các bà Cửu Giai khi mang bầu, như thế làm gì không đông con. Thức ăn ngự thiện đương nhiên gồm những thứ bổ béo mà bá tính cung tiến .

Vua Minh Mạng chỉ sống đến 50 tuổi vì nghe đâu chết vì té ngựa, thế mà đã có 142 con, nếu vua thọ thêm 20 năm nữa, con cái trực hệ còn đông đến đâu. Hệ của Minh Mạng là hệ nhì chánh (hệ nhứt chánh là hệ hoàng tử Cảnh), là hệ đông nhất gồm 56 phòng và phái nam được 1800 người.

Như vậy những cái tên Nhất dạ Ngũ giao hay Lục giao của Minh Mạng thang là những cái tên đời sau bịa ra cho thần kỳ, chứ mỗi khi một cung phi nào được vua vời tới long sàng, thì tên tuổi và ngày tháng ấy đều được ghi chép cẩn thận để sau này còn chẩn đoán thai kỳ và xác nhận phụ hệ. Những chuyện về:

Cái đêm hôm ấy đêm gì.

Bóng dương trùng bóng trà mi chập chùng

là chuyện thâm cung bí sử, ai mà rõ “ngũ giao” hay “lục giao”. Trong đống văn khố chứa trong Tàng thơ lâu, nếu còn lưu lại những y án hay phương dược của các ngự y dâng lên vua,  đâu là tài liệu xác nhận rằng vào một đêm nào đó có 5 bà phi trong bụng tiếp nhận “long chủng” qua lần ân ái với vua và tên những hoàng nam hay hoàng nữ đó là ai ?

Dựa vào kiến thức y học, câu chuyện “lục giao sanh ngũ tử “ có lẽ là ngoa ngôn hay phóng đại. Chỉ ở trong thần thoại Hy lạp, mới có thần Hercule trong một đêm gần .. 50 cô gái đã làm thụ thai 49 cô. Dẫu sao, xét về số con của vua Minh Mạng thì hậu thế phải công nhận ông thuộc vào loại có khả năng tình dục tuyệt luân. Tính theo mỗi lần giao cấu chỉ bắn tinh khí ra khoảng 2 phân khối rưỡi đến 3 là cùng sau nhiều ngày kiêng giao cấu, mà muốn làm thụ thai, mỗi phân khối tinh khối phải chứa 100 triệu tinh trùng và số tinh trùng quái dị phải dưới 20 % (Xem loạt bài Hạnh phúc lứa đôi đẫ đăng trong blog). Khối lượng và sự đậm đặc của tinh khí thường giảm xuống mau chóng sau nhiều lần giao cấu liên tục.

Như vậy trong một đêm 5 lần 6 lượt giao hợp, thường không phải sinh con mà sinh ra …. bắn súng nước hay bắn khói !

Theo sử sách, hằng đêm, vua thức khuya để coi chương sớ từ  các phiên trấn gửi về đến canh ba (11 giờ khuya) mới đi ngủ. Hoạt động chăn gối về đêm hăng như thế mà ban ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt chứng tỏ Minh Mạng là một người có một “thể chất tiên thiên “ bẩm sinh cường tráng. Những toa thuốc mà vua dùng chỉ là trợ lực cho đường sinh lý chứ không phải là chủ trị quyết định. Hãy nhìn trường hợp của vua Tự Đức (1847- 1883) thể chất tiên thiên bất túc và lúc mới lớn bị đậu mùa, dù là vua có nhiều vợ và được các ngự y chữa trị vẫn không có con.

Nhìn vào thành phần những món thuốc trong hai toa Minh Mạng thang nói trên, chúng ta thấy toàn là những vị bổ dược mà tiệm thuốc Bắc nào cũng có bán và hiệu lực của chúng theo y lý được coi là tư âm bổ dương, tăng cường tinh khí, nâng đỡ thể trạng, chứ không phải là những thức kích dục nhất thời làm cương cứng ngọc hành; hoặc những vật liệu chế từ những tạng phủ hay bộ phận của những con thú nổi tiếng mạnh về sinh lý. Thành ra rượu Minh Mạng chỉ là một loại rượu bổ chống mệt mỏi tổng quát, chứ không giống như những viên thuốc hứng dục như viên Okasa của Pháp chứa Testostérone và Yohimbine, Cantharidine hay những viên Viagra hiện nay chỉ có tác dụng cục bộ làm cương cứng ngọc hành.(phong thuy so dien thoai)

Nhiều  y sĩ cho rằng sự mệt mỏi thường là nguyên nhân làm giảm hứng thú khi ân ái. Vua Minh Mạng vốn là một người có thực lực tình dục quán chúng do bẩm sinh nên vấn đề dùng thuốc bổ là sự trợ lực. Nếu phàm nhân tục tử vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mỏi gối chồn chân mà cứ dùng thuốc kích dục để tiếp tục leo trèo thì quả là tai hại !

Trước 1975 có quyển “Vạn thị Phụ Nhân khoa” do ông Nguyễn văn Tỷ chủ nhà thuốc Hồi Xuân trên đường Nguyễn Thiện Thuật, Sàigòn xuất bản. Trong sách có một đoạn bàn về các toa thuốc bổ tính dục và bí quyết sinh quí tử đại ý như sau :

- Đàn ông muốn sanh quí tử phải đạt đủ ba điều kiện trên ba tiêu chuẩn gọi là Tam chí (Can chí, Tâm chí, Thận chí). Can tức là gan. Can chủ về mộc can tức là gân. Gân khỏe (Can chí) thì gân mới đủ sức cương cứng mà hành sự;

Tâm tức là tim, chủ về huyết hỏa hay năng lượng. Tim tốt (Tâm chí) thì trí não quân bình, năng lực phương cương, sức lực bề dai, tinh trùng mới đủ sức bơi ngược giòng tử cung để thụ thai. Thận tức là cơ quan tính dục gồm dịch hoàn và các hạch nội tiết nang thượng thận, chủ về thủy, tức là tinh khí. Thận khỏe (Thận chí) thì tinh khí đặc, chứa nhiều tinh trùng nên dễ thụ thai.

Suy diễn như trên, cho thấy việc giao hợp lý tưởng là độ cương dương vật đầy đủ, một trí óc quân bình, một nguồn sản xuất tinh khí dồi dào về phẩm và lượng. Như thế, một người thận yếu, tinh khí loãng, cơ thể bạc nhược, gân thịt bèo nhèo mà dùng thuốc kích dục chẳng khác nào quất roi thúc ngựa ròm tiến bước trên con đường xa gập ghềnh.(xem phong thuy so dien thoai)

Một toa thuốc bổ dương hoàn toàn không phải là một toa thuốc chỉ bổ thận kích dục mà theo biện chứng của Đông Y, phải nhắm vào việc bổ dưỡng toàn thân, bằng cách  bồi bổ nội tạng Can, Tâm, Thận.

Tây Y chủ trương đánh thẳng và mau vào ngọn nên hữu hiệu vào những trường hợp cấp tính; còn  Đông Y đánh bền và lâu vào gốc bệnh ly, nên thích hợp cho các chứng kinh niên mãn tính.

Nhìn chung, dùng rượu thuốc là một tập quán, một đặc thù văn hóa của dân ta đã chịu ảnh hưởng của Trung Hoa qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, sống trong thời hiện đại, mọi người phải có một thái độ suy luận thận trọng trên thực tế khi phải dùng thuốc, ngay cả khi dùng thuốc bổ không phải thuốc bổ nào cũng tốt cả như cái tên được khoa trương “ngũ giao“, “lục giao“… Một vị thuốc nào cũng vậy, bên cạnh công năng trị liệu, còn có thể có nhiều tác dụng phụ. Rượu làm khí huyết lưu thông (Tửu năng dẫn huyết) nhưng đối với những người có chứng huyết áp cao và chứng thống phong (gout) thì không nên dùng.

Tóm lại, rượu thuốc vẫn là rượu bổ nhưng nên dùng thận trọng.

Tiểu sử vua Minh Mạng

Vua Minh Mạng hay Minh Mệnh (chữ Hán: 明命, 1791 – 1841) thời nhà Nguyễn, tức Nguyễn Thánh Tổ Nhân Hoàng đế là vị vua thứ hai (ở ngôi vua từ năm 1820 đến 1841). Ông tên là Nguyễn Phúc Đảm (阮福膽), còn có tên Nguyễn Phúc Kiểu (阮福晈). Được xem là vị vua năng động và quyết đoán, đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội cácvà Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thànhvà Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ.(sim phong thủy)

Vua Minh Mạng là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kỳ thi Hộithi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài.

Ngoài việc trừ nội loạn (Phan Bá VànhLê Duy Lương,Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và  Văn Khôi ở miền Nam), Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài. Đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh. Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Quan lại Đại Nam đã được cử sang các vùng đó làm quan cai trị, và đã gây nhiều bất bình với dân chúng ở đó khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra.

Do không có thiện cảm với phương Tây, vua Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc. Ngoài ra, vì Minh Mạng không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây, nên ông đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo.

Thụy hiệu do vua con Thiệu Trị đặt cho ông là Thể thiên Xương vận Chí hiếu Thuần đức Văn vũ Minh đoán Sáng thuật Đại thành Hậu trạch Phong công Nhân Hoàng đế(體天昌運至孝淳德文武明斷創述大成厚宅豐功仁皇帝).

 


29 Tháng 03 năm 2024 (Dương lịch)

20

2-2024. Ngày hoàng đạo

Giờ hoàng đạo :Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi

Xem bói số điện thoại

Sim bạn đang dùng có mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho bạn không? Thử xem "Thầy phong thủy" nói gì về bạn nhé.

Bói tình duyên

Đoạn văn nói về tình yêu



Sim hợp mệnh