Chọn sim phong thủy hợp mệnh, sim phong thủy hợp tuôi

RƯỢU “TRỊ BÁCH BỆNH” THEO DÂN GIAN (1)

RƯỢU

“TRỊ BÁCH BỆNH”

THEO DÂN GIAN ?!

- PhongThuySim.Vn (tổng hợp)

 

Dân Việt biết uống rượu từ thời thượng cổ, như cuốn “An Nam chí lược”, và “Văn Hiến thông khảo” ghi, rượu được dùng trong cung vua khi khai yến, như chuyện Cù thái hậu bầy tiệc ruợu để ám hại tướng Lữ Gia, chuyện vua Lê Đại Hành và vua Trần Anh Tông ghiền ruợu. Còn theo cuốn “Việt Nam phong tục” cụ Phan Kế Bính viết vào đầu thế kỷ 20 cho thấy :

- “Rượu thì nấu toàn bằng gạo nếp, ủ men rồi cất ra. Trong thứ rượu ấy hoặc ướp thêm hoa sen, hoa cúc, hoa hồng, hoa cau, hoặc hoa nhài v.v.. gọi là ruợu hoa; hoặc tẩm với các vị thuốc bắc gọi ra rượu thuốc.  Rượu hoa quí nhất là rượu sen, rượu cúc, mà rượu thuốc quí nhất là rượu sâm nhung”

Về rượu hoa, chỉ có rượu hoa cau là có vẻ đặc thù Việt Nam, vì các thứ hoa khác thì Ta với Tầu đều có. Còn hoa cau thì chỉ Việt Nam mới có sẵn và có nhiều, vì tục ăn trầu cau ở ta; trồng cau cốt lấy trái ăn, ít ai dám hy sinh lấy hoa cau mà cất rượu, nên rượu hoa cau trở nên quí; cũng như trong Nam, ăn đuông chà là, đuông dừa, nhất là cù hủ dừa chỉ có dân VIP, dân giàu mới dám ăn vì phải đốn nguyên cây mà chặt lấy cái  tù hũ dừa!.(xem so dien thoai)

Theo Lê Quí Đôn, nước ta là xứ sản xuất nhiều cây thuốc nên bên Trung Hoa thường phải mua của chúng ta. Nếu người Trung Hoa mua dược thảo sống về bào chế ra thuốc chín hay thuốc Bắc, thì chúng ta dùng dưới dạng tươi hoặc phơi sấy gọi là thuốc Nam. Còn giới “ma tửu” lại có truyền thống ngâm rượu với các thổ sản tùy theo đặc sản từng vùng như rượu mơ, rượu mít, rượu vỏ cam… Còn ngâm những toa thuốc hay ngâm những động vật thì nguồn gốc có lẽ ảnh hưởng theo cách ngâm Y dược của người Trung Hoa. Như ngâm rượu thuốc với sâm nhung, các thứ cao (hổ cốt, ban long…)…  và những thứ động vật dân dã hoặc quý hiếm khác. Đó là nói theo sách, còn thực tế ít ai chế biến các thứ rượu thuốc đúng theo toa của các thầy lang.

Đừng nghĩ các quán nhậu và kể cả các tiệm thuốc Bắc, nhất là ở vùng rừng núi Tây Nguyên hay miệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, người ta bày bán các loại rượu thuốc đúng tiêu chuẩn 100%.

Thật ra với một xị ghi giá từ 13.000đ đến 18.000đ đôi khi đến 25 hay 30 ngàn đồng/xị (một lít tương đương 50.000đ, 70.000đ) thuộc nước 1, nhưng chỉ là rượu nước 2 và 3 được pha thêm nước và đế. Còn muốn đúng chủng loại, chẳng gì bằng chúng ta tự mua “nguyên vật liệu” về ngâm chế thì mới thật công hiệu để khi “ông uống bà khen ngon”.(xem sim phong thuy)

Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi, chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực, và thường được quảng cáo là các loại rượu cường dương hay bổ âm. Rượu ngâm đa số là rượu trắng có nồng độ cao, ngâm với các nguyên liệu như dược thảo hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền, với ý nghĩa không chỉ để cho chúng ta thưởng thức hương vị của rượu mà hầu hết sử dụng như một loại thuốc. Hầu như gia đình nào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đều có một vài bình rượu thuốc trong nhà và có những bình được để rất lâu.

Rượu ngâm thảo dược

Thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) được sơ chế và ngâm trong rượu. Có rất nhiều loại rượu ngâm với các loại thảo dược, thường theo hai phương thức : hoặc ngâm rượu riêng từng loại hoặc ngâm hỗn hợp theo các bài thuốc cổ truyền. Trong thực tế, tùy địa phương, vùng miền có nhiều bí quyết ngâm rượu riêng, tuy nhiên người ta thường thấy rượu được ngâm với m dương hoắcsâm các loại, kỷ tửtáo tàu, cùi nhãn, cùi vải, củ và rễ đinh lăngcây mật gấuthụcba kíchchuối hộtmơtầm gửi (đặc biệt tầm gửi gỗ nghiến), quế chixuyên khungnhục thung dunghà thủ ô v.v.

Rượu ngâm động vật

Các loại động vật hoặc một phần của động vật được ngâm rượu, ngoại trừ những loại đã được kiểm nghiệm là có dược tính cao độ (rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt, cá ngựa…), nhiều loại chỉ được ngâm theo kinh nghiệm với nguyên tắc “đồng tạng trị liệu” (phương thức chữa bệnh dựa trên cơ sở dùng phần nào của cơ thể động vật làm thuốc hay thức ăn sẽ bổ cho phần cơ thể của con người), chẳng hạn dương vật hổtinh hoàn  được ngâm rượu với ý nghĩa dùng để bổ dương.

Các loại động vật hầu hết được ngâm sống, chỉ sơ chế qua và không nấu chín. Cá biệt có một số loại được ngâm nguyên con. Một số động vật (tắc kè, hải mã) và thực vật (tam thất, nấm linh chi) phơi, sơ chế được bày bán trên các phố lớn được dùng để ngâm rượu thuốc

Rượu ngâm nguyên con thường gặp rượu rắn ngâm theo số lẻ một con (thường là rắn hổ manghổ chúa), 3 (rắn hổ mang, rắn ráo), 5 con hoặc nhiều hơn; rượu tắc kèbìm bịpchim sẻcá ngựa (hải mã), ong đấtong bò vẽ (có thể ngâm nguyên cả mảng sáp tổ ong với mật, phấn hoa, nhộng và con ong hoặc ngâm con ong riêng); rượu hải long (rồng biển, sao biển); rượu tằm; rượu sâu chít, rượu hải sâm, rượu sò huyết, rượu ngán v.v.phong thuy sim

Rượu ngâm từng phần tạng phủ động vậ t: rượu ngâm bào thai (dê, bê, hổ, kh), tinh hoàn và dương vật (dê, hải cẩu, hổ), tiết động vật (rắn, dê), mật (mật gấu, mật rắn, mật trăn), óc (khỉ), tay (gấu) v.v.

Rượu ngâm các loại cao động vật : cao xương hoặc cao toàn tính (nấu cao cả xương và thịt động vật) được ngâm với rượu, thường thấy rượu cao hổ cốt, rượu cao khỉ, rượu cao trăn, rượu cao sơn dương v.v.

Trong thực tế, thường gặp là các loại rượu ngâm hỗn hợp cả động vật và thực vật. Một số loại rượu ngâm động vật rất tanh (như rượu rắn) tuy ngâm riêng nhưng khi uống vẫn thường được pha với các loại rượu thực vật có tinh dầu thơm (như quế chi) để át mùi tanh.

Uống rượu rắn :

Chúng ta thường nghe nói đến uống rượu với máu rắn. Sách “Thoái thực ký văn” của Trương Quốc Dung (từng làm quan tri phủ ở đất Tân Bình, Gia định, thời Minh Mạng có chép :

- “Tục Nam kỳ lấy rắn hổ mang làm món ăn quí, thường dùng đi lễ quan trên và đãi khách. Lấy máu nó hòa với ruợu uống bảo là trị phong thấp”

Trong khi ở đất Bắc thường chỉ biết ăn rắn do người Tầu (Trung Hoa) nấu ở mấy tiệm cao lâu qua món “Long Hổ hội” (nấu một con rắn cạp nong đen, một con mèo đen cùng với chân giò heo thêm vài vị thuốc bắc. Nhưng qua cuốn “Thoái thực ký văn” chúng ta mới thấy dân miền Nam rất độc đáo ly kỳ trong việc dùng rắn dùng để ăn hay ngâm rượu. Người dân vùng núi hay vùng đầm lầy Nam Bộ người dân hay tự nuôi lấy rắn “ống tre” để ăn. Cách nuôi ghi theo cuốn “Đất lề quê thói” của Nhất Thanh, như sau :

- “ Bỏ đầu và đuôi năm tấc (20 phân) cho là độc ở đó. Có nhà  nuôi rắn ấy dùng ống tre vài lóng, một đầu để mắt, đầu kia để trống bỏ rắn vào, bịt lại. Đằng mắt tre xuyên một lỗ nhỏ, giã hành thun tẩm que tre để vào lỗ. Rắn sợ hành co mình lại, một tuần sau thay que tre cũng tẩm hành mà đẩy vào thêm, rắn càng co mãi, lâu dần ngắn bằng con chạch, vẩy trắng ra, rất béo ngon” .(xem phong thuy sim)

Cách thức ngâm rượu những loại rắn trong cuốn “Trung Quốc Trà Tửu Từ điển” có kê ra Ô Xà tửu và Xà Đảm tửu tức dùng mật của 3 thứ rắn Nhãn kính xà,  Kim Hoàn xà, Ngân Hoàn xà, nói là công hiệu khu phong, khử thấp, minh mục, ích can, cường cân tráng cốt.)

Theo “Bản thảo cương mục”, rắn thuộc hướng đông nam nên ứng vào phong, tác dụng vào Can và Thận. Do đó, ăn rắn và uống rượu rắn dân Á Đông tin là trị được chứng phong thấp, đau xương và rút gân. Mật rắn quí vì  thuộc về hành Mộc, khí Phong, ứng với tạng Can phủ Đảm, nên bao nhiêu tinh chất của rắn cô đọng trong túi mật. Đó là luận thuyết theo Y lý khí hóa của Đông phương. Còn người dân ít học trong con mắt của họ do lý luận bắt nguồn vào sự quan sát thực tại, nghĩa là bản chất sự vật thế nào thì hình hài của nó hiện ra thế ấy (như chữ ký vậy), rắn bò sở dĩ thoăn thoắt uyển chuyển chính là nhờ khớp xương lưng nó mềm mại, và dẻo dai. Hiện nay, người ta đã thực nghiệm chế những thuốc trị đau khớp với thuốc Chondroitin và Glucosamine lấy từ sụn xương lưng của cá mập, cá nhám (Kình ngư). Vi cá được coi là sản phẩm quí giá trong các món súp , món nhồi bồ câu và nhân bánh Trung thu vì sự tin tưởng trên.

Nên uống rượu rắn, khi ngâm rắn càng độc càng quý, như hổ mang, cạp nong, cạp nia…

Cách ngâm : Rắn 1 bộ khoảng 3-5 con, các vị thuốc gồm : thương truật, xuyên khung, tần giao, mộc qua, thiên niên kiện 150g; xuyên quy, độc hoạt 200g; dây đau xương 300g, (các loại này các tiệm thuốc Bắc khắp cả nước đều có bán), rượu trắng 5-7 lít. Thời gian ngâm càng lâu càng tốt, tối thiểu là một tháng có thể dùng được.(boi so dien thoai)

Rượu hà nàm và tử hà xa :

Chuyện lấy hà nàm (bào thai) loài thú không phải là chuyện lạ, nhất là những vùng săn bắn hay bẫy được thịt rừng.

Hà nàm thông thường là hà nàm nai. Mới đây có nhóm học sinh ở phía Bắc đã quay một cảnh phim tài liệu (được giải thưởng sơ khảo từ trong nước, và được mời đi Nhật dự vòng chung kết) đồn rằng các dân VIP, hay mấy phụ nữ cần dưỡng thai, rất  thích tẩm bổ bằng “hà nàm người”(?!). Điều này bị báo chí cho rằng, nhóm học sinh chỉ dàn dựng chứ không có việc người ăn “hà nàm người”; nhưng ăn những nhau người (cuốn rún trẻ  sơ  sinh vớiI người mẹ khi sinh đẻ. Sách thuốc gọi là “tử hà xa” vì hình tròn như lá sen).

Với chuyên môn của một bác sĩ sản khoa, xác nhận là có việc ăn nhau người. Ở Bệnh viện Quảng Đông, Từ Dũ, Hùng Vương trước đây có những người lấy những lá nhau con so tốt đem về ngâm rượu. Lá nhau chứa kích thích tố Chrionic Gonadotrophin nên có một dạo người ta có phong trào uống xia rô nhau và cấy nhau theo phương pháp Filatov của Nga.

Bây giờ nhiều nhà bảo sanh rất quý nhau người, các bác sĩ phân loại nhau người  như sau : loại A là nhau con so, loại B là nhau con thứ 2 mà mẹ khỏe mạnh, nhau lấy ra trọn vẹn để đem chế xia rô hay cấy nhau, còn loại C là nhau con rạ thì đem làm thực phẩm nuôi gia súc, nhất là cho heo ăn chóng lên ký. Một vị bác sĩ làm việc ở bệnh viện Quảng Đông cho biết, máu của các sản phụ khi người ta sổ nhau được, hứng rồi giao cho những ao nuôi cá sẽ làm cá sanh đẻ nhiều, điều này cũng lô- gíc vì thứ máu này có chứa nhiều chất : ngoài kích thích tố chorionic gonado trophin., máu đẻ còn chứa những chất hữu cơ như hồng huyết tố, chất sắt v.v…y nghia so dien thoai

Thành ra ruợu hà nàm thú vật trên nguyên tắc là một thứ ruợu bổ, nhưng không ai dám nói những hàm chất tươi sống của nó có bị tiêu hủy vì ngâm rượu không ?

Theo sách “Trà Tửu từ điển”, rượu ngâm hà nàm nai gọi là Lộc thai tửu.

Về bộ phận sinh dục của thú vật, dân nhậu trong Nam còn  có rượu ngâm hòn dái dê (Ngọc dương tửu). Ngoài ra, tiệm thuốc bắc bán rất đắt món Hải cẩu thận (gồm dương vật và ngọc hoàn của con hải cẩu) trị chứng hư lao, liệt sinh lý, yếu bại lưng gối. Món Đông trùng hạ thảo (Cordyceps) cũng là một dược liệu quí trị liệt dương, di tinh , đau lưng gối bán rất mắc

Rượu bìm bịp :

Mé chân cầu Ngã Bảy Phụng Hiệp qua tỉnh Hậu Giang trên con đường xuyên Việt có một khu chợ nổi tiếng về cung cấp đặc sản rùa rắn, các loài chim. Đến đây muốn mua loài chim nào cũng có: Gà nước, ốc cao, cuốc, tràng kịch… Vài năm gần đây có thêm món hàng “độc” là chim bìm bịp cho giới ma tửu. Khách mua từ khắp nơi đổ về, người bán cũng góp mặt từ các tỉnh An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… Những nơi đó có rừng tràm rậm rạp cho bìm bịp sinh sôi trú ngụ.

Giới mê tửu dược cho rằng bìm bịp là “số 1” về tính năng bổ thận, tráng dương… do loài chim này thường sống chung với rắn độc, lại ăn thịt rắn độc nên xương thịt nó có thêm dược tính của rắn. Bìm bịp ngâm rượu cùng vài vị thuốc bắc chữa chứng đau lưng, mỏi gối, làm cánh đàn ông thêm… “sung sức”.(phong thuy so dien thoai)

Nên dân miền Nam coi rượu bìm bịp là một rượu quý, trị nhức mỏi và cứng gân cốt. Ở nơi có bìm bịp làm tổ người ta thường đến tổ bìm bịp mới sinh con, bẻ gãy chân những con bìm bịp con, sau đó chờ cho mẹ chúng tha những cây thuốc về trị bệnh cho chim con. Lúc bấy giờ bắt chim non và cây thuốc (nếu có) đem về ngâm rượu, vì cho rằng trong con bìm bịp con có chứa những cây thuốc có đặc tính tiếp cốt vừa được bìm bịp mẹ mớm cho.

Cách ngâm : bìm bịp 2 con để nguyên tính, tiểu hồi 6g, rượu trắng 2 lít. Ngâm trong 3 tháng là có thể dùng được.

C ó những bài thuốc ngâm rượu khác :

- Bìm bịp 2 con (1 lớn, 1 nhỏ) làm thịt, để tươi; tắc kè 1 con, làm thịt, phơi khô; củ sâm cau 100 g phơi khô. Tất cả ngâm với 1 lít rượu 30-40 độ, càng lâu càng tốt. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 30 ml.

Ruợu bao tử nhím :

Nhím là loài hay bới đào để ăn rễ những cây thuốc mọc sâu dưới đất, nên dân miền Nam cũng bắt nhím mổ lấy bao tử ngâm rượu cho rằng rất tốt. Con nhím chữ Nho là Hào trư (nhím chồn) và Thích vị (nhím chuột), nhưng trong “Tuệ tĩnh toàn tập” thì không thấy nói đến dùng bao tử nhím mà chỉ nói thịt của nhím chồn s ẽ làm tiêu bệnh cổ trướng (bụng báng nước), trị nhiệt phong; còn da nhím chuột (nhím gai) giết được trùng bệnh  trĩ, đau lưng, đau bụng. Sách thuốc Trung Hoa không thấy nói về rượu ngâm bìm bịp và bao tử nhím như ở xứ ta.(xem phong thuy so dien thoai)

Ruợu Nhung :

Nhung là gạc non của con hươu khi cái gạc già rụng đi, có màu đen xám hay vàng mơ, nếu mọc vào tiết Hạ Chí thì gọi là mê nhung, bổ phần âm huyết; còn mọc vào tiết Đông Chí thì gọi là lộc nhung, bổ phần dương khí. Mê nhung thường lớn hơn lộc nhung. Còn về phẩm chất, thường tùy theo xuất xứ : gạc nhung vùng Chợ Bờ (miền Bắc) tốt 10, vùng Thanh hóa tốt 8, vùng Lào thì xấu, vùng Đà lạt vừa dùng. Ở vùng biên giới giáp hai nước Việt – Trung, các lái buôn bán gạc Nhung phần lớn mua lại từ Thái Lan cũng không được tốt. Nói chung, về trị liệu thì Nhung tư âm bổ thận, chữa bệnh âm hư lao tổn và những chứng thuộc phần huyết (phụ nữ cũng nên dùng) hoặc gân xương lưng gối đau nhức (phục vụ người già).

Cách ngâm : 20-40g nhung hươu trong 500ml rượu, sau 7 ngày có thể dùng được; hoặc nhung hươu 30g, bỏ lông thái lát, sơn dược 30g, cho cả 2 dược liệu vào túi lụa buộc lại cho vào bình rượu khoảng 500-1.000ml, ngâm trong 7 ngày có thể lấy ra uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa, chừng 30ml. Thông thường Nhung phối hợp với Sâm. Sâm đây là Nhân sâm mà xứ ta không có nhưng mua tại các tiệm thuốc Bắc lớn thì có.

Ruợu Lộc Nhung của Trung Hoa (kén chọn hươu ở Liễu Ninh hay Cát lâm) thường ngâm thêm gân hươu, các vị thuốc bắc như bắc kỳ, thục địa và nhiều vị khác. Phân chất Lộc Nhung thấy những thành phần : Steroids, Cholesterol; về chất béo lipids có proteolipids, ganglioside, sphingomyeline; và muối khoáng thì có Calcium phosphate, Calcium carbonate.(xem so dien thoai hop tuoi)

Rượu hổ cốt  :

Trong họ Mèo, cọp là loài động vật to khỏe nhất. Đầu to tròn, cổ ngắn, tai nhỏ ngắn; bốn chân to khỏe, móng rất sắc và nhọn, đuôi dài bằng nửa thân, có giá trị kinh tế rất lớn, thịt ăn ngon và bổ, da thuộc để trang trí hay nhồi thành cọp bông; còn xương cọp dùng làm thuốc chữa bệnh yếu xương, viêm xương.

Trung bình một bộ xương cọp lớn nặng từ 10 có thể lên đến 16 kg, còn cọp nhỏ chỉ cho xương chỉ chừng 4-5 kg. Căn cứ vào sức nặng của bộ xương, người ta xác định được giá trị và phẩm chất của Cao Hổ Cốt, và giá mua xương cọp cũng đã khác nhau.  Bộ xương cọp dưới 4 kg được coi là loại xấu.

Toàn bộ xương cọp đều tốt trong việc nấu cao, nhưng xương 4 chân và xương đầu được coi quý nhất, đặc biệt xương chân trước không thể thiếu, vì tỷ lệ xương chân trước có một lỗ hổng đặc biệt gọi là mắt phượng, có thể dùng phân biệt thực giả.

Theo kinh nghiệm người miền núi, khi nấu cao hổ cốt ít khi sử dụng một loại xương cọp, mà phối hợp với xương nhiều con vật khác và các vị thuốc thảo mộc như thiên niên kiện, địa liên v.v… Và theo kinh nghiệm, toa Hổ cốt mộc qua ngâm rượu rất thông dụng.(xem sim hop tuoi)

Phân chất Hổ cốt thì thấy có nhiều Kalium carbonate hay muối bồ-tạt. Sách “Trung Hoa trà tửu từ điển” nói rằng, bào chế Hổ cốt tửu Bắc kinh (chắc là rượu vua dùng), ngoài xương ống chân cọp (hĩnh cốt) là chính, còn ngâm thêm  đủ thứ như nhân sâm, lộc nhung, xạ hương, hồng hoa, mộc qua, nguyên hoạt, ngưu tất… cọng cả thẩy 147 vị thuốc bắc.

Nên khi nấu tốt nhất kiếm đủ 5 bộ xương : gồm một cọp, một khỉ, một sơn dương vì xương cọp là vị thuốc chủ yếu (vua) đi kèm theo hai vị thần (quan), có nghĩa có vua có quan.

Tại nước ta ít khi thấy dùng xương cọp làm thuốc, nhưng tại Trung Hoa người ta dùng xương 4 chân, xương đầu và xương cổ, nhưng phải loại xương màu vàng mới tốt. Khi dùng lấy chày đập vỡ, cạo bỏ tủy, đổ bằng rượu hay bằng dấm. Rồi nướng trên than thành màu vàng nhạt dùng để sắc uống hay dùng ngay xương này để ngâm rượu.

Xương và cao hổ cốt là một vị thuốc rất được tín nhiệm trong dân gian, chủ yếu dùng trong những bệnh đau xương, tê thấp, đi lại khó khăn, đau nhức và còn dùng trong những bệnh cảm gió hay bị điên cuồng.

Một hình thức dùng cao hổ cốt làm thuốc bồi dưỡng : làm thịt một con gà giò, mổ bỏ ruột. Cho vào bụng con gà một miếng cao hổ cốt nặng chừng 10 – 20g. Rồi đặt con gà có cao hổ cốt vào một cái nồi đất hoặc nồi tráng men (tránh nồi kim loại) có nắp. Thêm vào một chén rượu nhỏ, không cho nước vào nồi. Đặt tất cả vào nồi để nấu cách thủy. Nước trong thịt con gà sẽ hòa tan cao và các chất trong thịt gà cho thật chín nhừ. Chỉ lấy chất nước tiết ra mà cho người đau yếu ăn.

C òn theo dân dã thì cách chế biến, lấy một bộ xương ống chân hổ sao vàng, giã nhỏ rắc men ủ thành rượu; hoặc cho vào trong cái bao bằng vải rồi dầm rượu. Công dụng : Rượu cao hổ cốt chữa đau trong ống chân, nhức các khớp xương và chữa thận, bàng quang lạnh.(bói số điện thoại)

Rượu rùa

Rùa sống lâu đến 500 năm, dù nhịn đói hai ba tháng  cũng không chết. Chế “Qui nhục tửu” bằng cách lấy thịt rùa hòa lẫn với men, rồi ủ cho thành rượu. Ruợu này chữa chứng ho lâu năm, chứng phong co quắp tay chân hay bại xuội. Mu rùa là “Qui bản” trị các chứng xích đái, bạch đái, thấp nhiệt lở ở hạ bộ, chứng trĩ và thóp trẻ con không liền được. Phân chất mu rùa thấy có nhiều muối Calcium. Ngoài ra, sách Trung Hoa có nói về “Qui giao tửu” dùng mu rùa đen nấu thành cao, rồi ngâm rượu với câu kỷ, kim anh tử, đảng sâm,  đương qui; có tác dụng tư âm, bổ thận, cường thân tráng thể . Qui Lộc tửu rất quí lại dùng mu rùa (qui bản), nhung hươu và 10 vị thuốc khác mà chế ra.

Rượu tắc-kè:

Muốn rượu có công hiệu phải ngâm tắc kè còn nguyên đuôi, nếu có cả con đực và con cái đang “dính chặt” với nhau thì càng tốt. Tắc kè vị mặn, tính bình, hơi độc, công dụng hư lao, ho lao, ho ra máu, hen suyễn, tiểu đường (đái tháo đường), suy nhược thần kinh, liệt dương, di mộng tinh, suy giảm khả năng tình dục… (đây là thứ rượu “ông uống bà khen ngon” thật tuyệt vời). Khi dùng bỏ mắt và kỳ trên sống lưng, tẩm rượu nướng khô mới dùng.(sim hop tuoi)

Còn khi ngâm tắc kè bao giờ người ta cũng ngâm với một số vị thuốc khác như nhân sâm, hạnh nhân, phục linh. Ngâm càng lâu càng tốt.

Trong Nam phân biệt tắc-kè (hay cắc-kè) với cắc-ké kỳ nhông : Theo Việt Nam tự điển của Lê văn Đức & Lê ngọc Trụ, tắc kè là loài bò sát dài độ 20 cm, bụng to đuôi ngắn, sống trong kẹt hóc, không ưa ánh sáng, thường kêu ban đêm (có những loại tắc kè bông, tắc kè lửa). Còn  cắc-ké kỳ nhông là loài bò sát mình ba góc thon dài, gáy có gai, đuôi dài, mình màu xanh, tím vàng đỏ đổi màu tùy theo chỗ, sống trên cây cối, ăn sau bọ, đẻ trứng thật nhiều dưới đất sâu. (Cắc-ké kỳ nhông hay còn gọi cắc ké lục chốt chỉ thuộc hạng thấp thỏi chầu rìa).

Tắc- kè có tên chữ nho là cáp-giới, đọc theo âm Tàu là Ke-Chieh, kỳ thực là tiếng kêu khi chúng muốn bắt cặp, con đực kêu tắc tắc như con thạch sùng, con cái đáp kè.

Sách thuốc Trung Hoa nói tắc kè rất nhiều ở Quảng Đông và Quảng Tây.  Hiệu lực làm thuốc của tắc kè  là phải có đủ nguyên cái đuôi; khi người ta rình bắt nó, nó thường cắn đuôi bỏ chạy. Khi tắc kè đực cái bắt cặp thì chúng ôm nhau sát, rồi cùng té xuống đất mê man không còn biết trời trăng, khó mà gỡ ra được. Do đó, người ta mới bắt cả cặp bỏ vô rượu, hấp rồi phơi khô để bán là thuốc khích  dâm cường dương.

Tắc kè vị mặn, tính bình, hơi độc, công dụng khai phế khí, chữ hen suyễn, ho lao, lợi thủy thông kinh, chữa què gẫy.  Mắt nó độc, nhưng đuôi lành.. Khi dùng bỏ mắt và kỳ trên sống lưng, tẩm rượu nướng khô mới dùng. Con nào đứt đuôi thì dược lực kém không nên dùng.(xem số điện thoại)

Theo sách Trung Hoa “Trà Tửu từ điển”, Cáp giới tửu đủ 2 con đực cái dính cặp mới thiệt tốt. Người ta dùng cắc kè còn tươi sống phối hợp với lộc nhung, đảng sâm, câu kỷ tử , viên nhục, huỳnh tinh, hoài sơn, hắc táo, tỏa dương, đương qui, bắc kì, nhục thung dung, xuyên khung… cùng vài thứ linh tinh khác ngâm trong rượu gạo thứ thiệt. Hương vị rượu rất thuần hòa, hiệu lực nuôi âm, bổ thận, bổ huyết dưỡng nhan (bổ máu và làm tăng sắc đẹp ở phụ nữ).

Những công thức khác :

- Tắc kè 50g; ba kích, hà thủ ô, hoàng tinh hoặc thục địa mỗi vị 100g; đại hồi 10g. Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35 độ để được 30 0ml. Các dược liệu khác cũng ngâm với rượu 35 độ để được 700 ml. Hòa lẫn hai rượu với nhau, thêm 100g đường kính (đã nấu thành sirô) để thành 1 lít. Lọc kỹ, ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20 ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

- Hoặc Dâm dương hoắc 12g; ba kích, sa sâm mỗi vị 16g; thỏ ty tử, nhục thung dung, kỷ tử mỗi vị 12g; đỗ trọng, đương quy mỗi vị 8g; cam thảo 6g; đại táo 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35-40 độ (càng lâu càng tốt). Uống trong vòng 1 tuần.

- Dâm dương hoắc 60 g, ngài tằm đực 100 g, kim anh 50 g, ba kích 50 g, thục địa 40 g, sơn thù du 30 g, ngưu tất 30 g, kỷ tử 20 g, lá hẹ 20 g, đường kính 40 g. Tất cả ngâm với 2 lít rượu 40 độ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.(boi sim dien thoai)

Rượu cá ngựa (còn gọi Hải Mã) :

Hải mã đã chế biến 30g, bàn long sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả ngâm với một lít rượu trắng trong 5-7 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40 ml. Người không uống được rượu đặc, pha thêm nước và mật o­ng mà uống.

 

 


25 Tháng 04 năm 2024 (Dương lịch)

17

3-2024. Ngày hoàng đạo

Giờ hoàng đạo :Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi

Xem bói số điện thoại

Sim bạn đang dùng có mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho bạn không? Thử xem "Thầy phong thủy" nói gì về bạn nhé.

Bói tình duyên

Đoạn văn nói về tình yêu



Sim hợp mệnh