Chọn sim phong thủy hợp mệnh, sim phong thủy hợp tuôi

Môn Mệnh thuật và những điều cần biết

PhongThuySim.Vn

KHÁI QUÁT CÁC MÔN MỆNH THUẬT

Trước khi nói đến các môn Mệnh thuật, chúng ta cần tìm hiểu quá trình của các môn này. Vì xem mệnh vận có rất nhiều môn mệnh thuật dùng để giải đoán mệnh vận, từ Đông sang Tây đều có đủ.

Các môn Mệnh thuật được phát sinh từ các yếu tố sau đây :

1/- Trong dân chúng còn tin vào thần quyền, thấy điều lành thì làm, lánh xa điều dữ, ngày xưa bằng cách coi thiên văn, coi sự thay đổi của vạn vật. Mỗi thay đổi thấy được là một điềm báo hiệu cho sự tốt đẹp hay xấu xa v.v…

Nên từ đời vua Hạ, vua Thương trong triều chính đều có những quan Thái Bốc chuyên coi sao trên trời và nghiên cứu Dịch lý, để mỗi khi thấy sự thay đổi trong trời đất mà suy ra tai trời ách nước, báo cho vua cho dân biết đề phòng.( xem boi so dien thoai)

2/- Do đó mọi người thường trông cậy vào các môn bói toán, để xác định mệnh vận cho cá nhân. Vì thế bói Dịch được phái tượng số cho ra đời đầu tiên, có từ đời Hán Cao Tổ trước Công nguyên, đã phát triển mạnh trong dân chúng.( phong thuy so dien thoai)

Người được xem sáng lập ra phái Tượng Số vào thời gian này là Trâu Diễn, khi ông lý luận về thuyết Âm Dương tiêu trưởng, Ngũ Hành sinh khắc; về sau được Đổng Trọng Thư biến thành những môn thuật toán xem được mệnh vận đời người, và hai ông được coi là cha đẻ phái Tượng Số từ đó.( boi so dien thoai)

Từ đời nhà Đường đến đời Tống, phái tượng số rất được dân chúng ngưỡng mộ, các môn thuật toán được phổ biến rộng rải và thịnh hành mọi nơi, do ứng dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Can Chi Tiết Khí vào mệnh thuật với nhiều phương pháp dễ xem, dễ hiểu khi đã thuộc nằm lòng các nguyên tắc cơ bản của Dịch Lý.( sim hop tuoi)

Các môn mệnh vận lúc đó có nhiều, nhưng căn bản nằm trong 5 học thuật chính :

1- Sơn thuật : tức phép tu tiên. Sau này phát triển thành các môn như Huyền điển, Dưỡng sinh và Tu mật.

2- Y thuật : là phép chữa bệnh, sau này là Châm cứu, Phương tể và Linh trị.

3- Mệnh thuật : tức phép tính đời người bằng toán, sau này có Tử Vi, Tử Bình, Mai Hoa, Hà Lạc.

4- Bốc thuật : là phép chiêm đoán, sau này gồm có Kỳ môn, Lục nhâm, Khổng minh, Thái ất  v.v..

5- Tướng thuật : cách coi hình thể một thực tế có thật, như diện mạo con người, coi phong thổ (địa lý phong thủy). xem tu vi so dien thoai

Năm học thuật trên đều dùng thuyết Âm dương Ngũ hành dựa trên Dịch Lý mà hình thành.

3/- Đến đời Tống (thế kỷ thứ 10), Hi Di Trần Đoàn được mô tả là người khởi xướng các môn Tử Vi Đẩu Số, Hà Lạc Lý Số và Nhân tướng học (theo tương truyền Trần Đoàn học được các học thuật từ Ma Y Đạo Giả, hậu bối của Nam Hoa Tiên Sinh).

Phải nói các môn thuật toán rất cực thịnh vào thời Tống Thái Tổ, nhưng môn Tử Vi Đẩu Số đã làm các môn bói toán khác phải nhường bước, kể cả đời nhà Minh (thế kỷ 14 – 17) có nhóm của Thiệu Khang Tiết cũng không thể đưa môn Mai Hoa Dịch Số ra làm đối trọng.( xem sim hop tuoi)

Các môn mệnh thuật như Tử Vi, Tử Bình, Hà Lạc và Mai Hoa có chung một sách, dùng Dịch Lý để xem mệnh vận. Nhưng dù môn Tử Vi, Hà Lạc chi li trong cách lập và giải đoán số mệnh, môn Mai Hoa lại dễ dàng trong lúc lập quẻ; nhưng hai môn mệnh thuật của Hi Di Trần Đoàn được mọi người ưa chuộng hơn, vì cả hai mang ý niệm diễn đạt mệnh vận con người trong từng năm tháng ngày giờ, duy trì tính sùng bái thần linh và tính phúc đức qua luật nhân quả.

Đồng thời môn Tử Vi và Hà Lạc đều có lý thuyết vững vàng, sâu sắc trong cách giải đoán, để mọi người thấy luật chi phối của vũ trụ. Còn Mai Hoa quá hời hợt trong các cách giải quẻ không làm mọi người thỏa mãn tính hiếu kỳ. Chúng tôi sẽ trình bày khái quát các môn học thuật này nơi những phần sau.

Như trong Kinh Dịch nói :…”Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh… vi đạo dã lũ thiên, biến hóa bất cư, chu lưu n sở thích”. Có nghĩa – Đạo trời biến hóa, mọi vật theo biến hóa đó mà xoay mà đổi tính mệnh… Đạo chuyển dời luôn, biến hóa chứ không ở một chỗ, chan hòa khắp nơi, trên dưới không chừng, không có gì nhất định, chỉ có biến hóa mới thật là đạo trời.( xem so dien thoai hop tuoi)

Ngoài Trần Đoàn, Thiệu Khang Tiết đã nói, các thuật sĩ khác cũng đều lấy lời tượng trong Chu Dịch hay Thập truyện trong Kinh Dịch làm mục tiêu để soạn các môn mệnh thuật khác.

Từ đời nhà Tống trở lại đã phát sinh ra nhiều môn bói toán khác nhau.

Xin được lược kể một vài môn như :

- BÓI DỊCH : phép bói được sáng tạo từ trong Chu Dịch, dùng 64 quẻ 384 hào âm dương để giải đoán, sau khi lắc mu rùa hay thi bốc (bói cỏ), ưởng bốc (bói bằng tiếng), ngõa bốc (bói bằng ngói), mễ bốc (bói bằng gạo) hoa thảo bốc (bói bằng hoa, lá, cỏ cây) v.v…

Quẻ Dịch được soạn theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành, được Chu Văn Vương đặt là̀ thoán từ tức lời giải từng quẻ; còn Chu Công Đản đặt ra hào từ là lời giải đi từ hào sơ đến hào lục; đến đời Khổng Tử đặt ra tượng giải thích cho thoán từ của Chu Văn Vương, hào từ của Chu Công Đản.

Trong đó môn Hà Lạc Lý Số được xem là tinh hoa của Dịch Lý. Tuy nhiên các nhà chiêm tinh lại ít dùng xem số mệnh, dù biết môn này có tính chính xác cao, nhưng mất nhiều công đoạn và thời gian; vì thế họ thường dùng môn Tử Vi hay Mai Hoa, bởi ít rối rắm khi lập số, lập quẻ.( xem phong thuy sim)

Ngoài ra các môn bói Dịch còn có :

- Thuật “thi bốc” tức xem cây cỏ, phải dùng 50 cọng cỏ, được cắt đều nhau dài chừng ba tấc ta (một thước ta bằng 40 cm thước tây) bỏ vào trong một cái túi; khi xem mới đưa chúng ra trước bàn hương, khấn vái xin những điều cần dự đoán tính cát hung lành dữ.

Sau đó đưa xuống lấy ra 1 cọng cỏ bỏ lại vào túi, còn 49 cọng chia làm hai phần tùy tiện. Đoạn tay trái cầm lấy một nắm cỏ bên trái, tiếp theo lấy 1 cọng bên phải cài vào khe ngón tay trái, được gọi là tam tài.

Qua hai việc trên, bấy giờ tay phải mới đếm các cọng cỏ đang nắm bên tay trái. Cứ 4 cọng một lần đếm, được gọi là thủ tượng hay tứ thời. Đếm như thế nếu sau cùng còn thừa từ 1 đến 4 cọng cỏ, thì cài vào khe ngón tay còn trống.

Đếm xong trả những số đếm về phía trái, rồi cầm nắm cỏ bên phải mà đếm bằng tay trái. Cách đếm này cũng như lúc đếm nắm cỏ bên trái; số cỏ thừa lại cài vào khe ngón giữa và nắm cỏ vừa đếm xong đê lại bên phải.

Bấy giờ mới hợp cả ba số cỏ cài trên ngón tay mà đặt xuống bàn. Đó là một lần đếm.

Lần thứ hai dồn những cọng cỏ hai bên trái phải vào nhau, rồi lại chia hai như lúc đầu mà đếm tiếp. Lần thứ ba cũng theo cách hai lần trước.

Với ba lần đếm, mới hợp số cỏ hai bên trái phải còn trên bàn mà đếm như sau :

- Nếu còn 36 cọng cỏ tức gặp hào lão dương, gọi là trùng, vạch một biểu tượng vòng tròn (khuyên) làm dấu.

- Còn 32 cọng cỏ là thiếu âm tức gặp hào sách; vạch hai nét như chữ bát (tiếng Việt nghĩa là tám) làm dấu.

- Gặp 28 cọng cỏ là thiếu dương, gọi là đơn, vạch thành chữ nhất làm dấu.

- Gặp 24 cọng cỏ là lão âm, gọi là giao, vạch chéo chữ thập làm dấu.

Ba lần đếm mới ra 1 hào (bắt đầu bằng hào sơ); khi xong lại hợp lại mà đếm như những lần trước.

Đếm đủ 18 lần sẽ được 6 hào hay một quẻ thoán. Lúc này mới dùng lời Thoán lời Từ để giải đoán cho quẻ và 6 hào, từ hào sơ đến hào lục ấy.( xem sim phong thuy)

- MAI HOA DỊCH SỐ : là cách bói chiết tự, do Thiệu Khang Tiết đời Minh (thế kỷ thứ 14 – 17) soạn sẵn lời giải cho từng quẻ và bói tùy theo ý (lời giải này “Thế giới tâm linh” có bài viết trong blog).

Muốn xem Mai hoa, người xem phải viết ra một chữ, muốn viết chữ gì cũng được. Khi đó thầy mới nhìn vào nét chữ, hay đếm nét mà đoán ra quẻ, khi đó xét theo quẻ mà giải. Có người còn lấy ý của chữ mà dự đoán thêm.

Mai hoa dịch số hiện nay không còn thông dụng, bởi khi xưa còn dùng chữ Hán hay chữ Nôm trong văn từ, nên có thể dùng để chiết tự; còn nay với chữ quốc ngữ (chữ la-tinh), các thầy chỉ giải đoán được qua nét bút và ý chữ chứ không chiết tự như xưa (thí dụ về chiết tự : người xem viết ra chữ TỬ khi hỏi chuyện hôn nhân, người thầy sẽ lấy trong chữ Tử ra có chữ nhất ở trên, còn dưới là chữ uyên, sẽ giải “nhất sàng cầm bị túc uyên ương”, có nghĩa một giường chăn gấm chim uyên ngủ; tức việc hôn nhân tốt đẹp). xem so dien thoai

- KIM TIỀN BỐC : có từ đời Hán Cao Tổ (thế kỷ thứ 2 Tr.CN), sau được Giả Hạc lập sẵn lời giải cho các quẻ, nên còn gọi là bói Giả Hạc.

Khi xem Kim tiền bốc, người thầy sẽ gieo 3 đồng tiền kẽm sau lời khấn, do thân chủ đến nhờ xem các việc như gia đạo, tiền tài, công danh sự nghiệp…

Nếu ba đồng tiền đều nằm ngửa gọi là trùng, nếu cùng nằm xấp gọi là giao, còn một xấp hai ngửa gọi là đơn, một ngửa hai xấp gọi là sách.

Mỗi lần gieo được một hào, trùng là hào thái dương, giao là hào thái âm, còn đơn là hào thiếu dương, và sách là hào thiếu âm.

Thầy gieo 6 lần mới thành một quẻ Thoán, đoán 6 hào từ dưới đoán lên, hào nào động, hào nào tĩnh để biết mọi sự kiết hung. Sáu hào từ đều mang ý nghĩa nhất định để xem động tĩnh thế nào như : Phụ mẫu (đường phúc đức từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại), Thê tài (đường chồng vợ và sự nghiệp bản thân), Huynh đệ (đường anh em, bạn bè), Tử tôn (đường con cái, dâu, rể, người làm) và Quan lộc (đường công danh trong xã hội) còn hào cuối cùng là coi chung vận số.( y nghia so dien thoai)

Còn nhiều cách xem quẻ xem bói khác, nhưng đều phải được soạn thành tám chữ Can Chi, hay ra âm lịch của năm tháng ngày giờ sinh mới dự đoán được mệnh số mỗi người. Tuy vậy muốn xem các quẻ Dịch, các thầy phải tinh thông môn biện chứng về Âm Dương tiêu trưởng, Ngũ Hành sinh khắc, biết được nhật thần (ngày) nguyệt tướng (tháng) ra sao trong 64 quẻ Dịch, cùng ý của 384 hào v.v…

Ngoài môn bói Dịch còn những môn bói khác, như xem tinh đẩu tọa thủ trong năm, trong ngày qua các lịch vạn sự được soạn sẵn, như lịch Đổng Công, Thông Thư, Tử Vi v.v… Những loại lịch này đều có nguyên tắc nhất định gọi là lịch pháp. Tuy nhiên trong mỗi loại lịch, các môn phái đều đưa tên các tinh đẩu lạ không giống với lịch nào, cũng như cách dự đoán cũng khác nhau, có lẽ vì muốn phô trương trường phái coi chiêm tinh của mình, như :

- ĐỔNG CÔNG TUYỂN TRẠCH NHẬT : lịch được soạn dựa theo các tinh đẩu trong bộ Hiệp Kỷ Biện Phương Thư thời nhà Thanh, Trung Quốc, chỉ thêm lời bàn cát hung cho từng năm tháng ngày giờ, các thầy dựa vào đó cộng với tuổi tác của thân chủ mà đoán ngay mệnh vận.( so dien thoai phong thuy)

Lời dự đoán trong cuốn Đổng Công Tuyển Trạch Nhật chia thành 2 nhóm :

- Nhóm xem ngày : giải nghĩa các kiết hung của tinh đẩu, bằng cách diễn giải thật chi tiết.

- Nhóm tổng hợp : có bảng kê ngày tốt ngày xấu trong tháng, ảnh hưởng như thế nào cho những tuổi gì v.v… nhưng nội dung chủ yếu lịch Đổng Công chuyên về địa lý phong thủy (dương trạch, âm trạch), như ngày cất nhà, ngày an táng, cải táng,động quan, động thổ, hạ huyệt v.v…

Lịch Đổng Công dựa vào 12 ngày Trực và Can Chi Tiết Khí của Âm dương Ngũ hành, nên muốn sử dụng phải biết rỏ ngày Can Chi – Ngũ Hành -12 Trực – Nhị Thập Bát Tú trong ngày tháng năm hiện hành (xem bảng kê thí dụ dưới đây) :

 

- THÔNG THƯ TRẦN TỬ TÁNH : cũng bao gồm một phần Đổng Công Tuyển Trạch Nhật, nhưng do phái Thông Thư của Trần Tử Tánh nghiên cứu biên soạn, chú trọng nhiều về hôn nhân gia đạo và xây dựng

Muốn xem lịch Thông Thư, trước hết phải biết cung Phi để xem môn “Hiệp hôn định cuộc” tức xem tuổi cưới hỏi, xem người Đông trạch, Tây trạch để định hướng xây dựng.( phong thuy sim)

- TỬ VI ĐẨU SỐ : là thuật giải đoán bằng lá số cho mỗi cá nhân, hay đoán tinh đẩu qua lịch vạn sự dùng chung cho mọi người. Lịch pháp trong Tử vi đẩu số cũng vận hành không khác lịch Đổng Công hay Thông Thư.

Cách làm lịch hay soạn lá số tương đối đơn giản, như tìm hiểu Can Chi – Ngũ Hành của năm, tháng, ngày, giờ âm lịch để an 14 chính tinh, tiếp đến 3 vòng sao Thái tuế, Bác sĩ và Trường sinh, sau đó đến các trung tinh và bàng tinh gồm 40 sao kiết và 21 sao hung, có 111 tinh đẩu trong năm.

Trên đây là những môn mệnh thuật của phương Đông, còn phương Tây ngoài cách xem Horoscope, có môn xem bói bài Tarot cũng rất phổ biến trong dân chúng.( bói số điện thoại)

Đón xem Thuật lập số và giải đoán TỬ VI

 

PhongThuySim.Vn

 

 

®® Từ Khóa Tìm kiếm nhiều nhất:

 

 


25 Tháng 04 năm 2024 (Dương lịch)

17

3-2024. Ngày hoàng đạo

Giờ hoàng đạo :Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi

Xem bói số điện thoại

Sim bạn đang dùng có mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho bạn không? Thử xem "Thầy phong thủy" nói gì về bạn nhé.

Bói tình duyên

Đoạn văn nói về tình yêu



Sim hợp mệnh